
Đăng ký thành lập công ty
Winsun Law Firm hỗ trợ và tư vấn các thủ tục liên quan đến việc bắt đầu đầu tư kinh doanh và hình thành các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh
Kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, loại hình tổ chức khác
Winsun Law Firm - chúng tôi đưa ra cho các nhà đầu tư lựa các
giải pháp, mô hình doanh nghiệp tối ưu nhất để họ đưa ra các quyết định
đầu tư hiệu quả trên nền tảng tài chính và nguồn lực mà họ có.
THỐNG KÊ VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP NĂM 2021 (TẠM TÍNH ĐẾN 31/8/2021)
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, có rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng tại Việt Nam, tuy nhiên với các giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, xu hướng “bình thường mới” các Công ty sẽ quay trở lại hoạt động trên thị trường.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Khách hàng của Winsun Law Firm thường rất hài lòng khi chúng tôi đưa ra các giải pháp và phân tích các ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp để họ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả, cụ thể
+ Định hình được quyền và nghĩa vụ theo luật định của mô hình kinh doanh đó.
+ Thiết lập hệ thống quản trị hiệu quả
+ Tối ưu hóa về vốn
+ Đề ra được chiến lược quản trị kinh doanh hiệu quả
Nếu muốn hiểu hơn về từng loại hình doanh nghiệp để có sự lựa chọn chính xác nhất. Bạn có thể liên hệ với Winsun Law Firm ngay để được tư vấn chi tiết nhất.
NÊN CHỌN LOẠI HÌNH NÀO KHI BẮT ĐẦU KINH DOANH?
Là doanh nghiệp mà cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
– Ưu điểm:
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu thành lập công ty
+ Có tư cách pháp nhân
+ Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
– Nhược điểm:
+ Cơ cấu tổ chức công ty phức tạp
+ Việc vận hành hoạt động của công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.
+ Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Ưu điểm:
+ Thủ tục thành lập đơn giản.
+ Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế.
+ Chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Dễ tạo được uy tín với khách hàng, đối tác.
– Nhược điểm:
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
+ Chủ doanh nghiệp phải tự chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Ưu điểm:
+ Có tư cách pháp nhân
+ Chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
– Nhược điểm:
+ Không được quyền phát hành cổ phần nên sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nếu muốn tăng hay giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn thì phải chuyển đổi loại hình
Các thành viên có thể là tổ chức, cá nhân nhưng số lượng thành viên không vượt quá 50.
– Ưu điểm:
+ Chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.+ Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
+ Có tư cách pháp nhân.
– Nhược điểm:
+ Không được phát hành cổ phần.
+ Chịu sự quản lý chặt chẽ hơn của pháp luật.
+ Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên khó lấy lòng tin của đối tác hơn so với các công ty đối nhân.
Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
– Ưu điểm:
+ Việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác do có sự liên kết giữa các thành viên góp vốn.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn khi kinh doanh.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Nhược điểm:
+ Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
+ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên khó khăn trong việc huy động vốn
Thống kê loại hình doanh nghiệp
Thống kê về số lượng doanh nghiệp tại Biểu đồ trên cho thấy, loại hình công ty TNHH 1 TV có 1.732 doanh nghiệp, chiếm 59,1%; loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên có 688 doanh nghiệp, chiếm 23,5%; loại hình công ty cổ phần có 492doanh nghiệp, chiếm 16,8%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 17 doanh nghiệp, chiếm 0,6% và cuối cùng là loại hình công ty hợp danh tiếp tục không có doanh nghiệp đăng ký mới.
(dự liệu từ 16/21/3/2020-nguồn:cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp)
- Don James/Semplice – Article and News research
- HighVoltageBusiness – Company and Industry Research
- Goovers – Company and Industry Research
- IRISpace – Industry Research
- Lexos-Nexos – Company, Industry, Market Research
- Plombett – Industry Research
- Pronounce – market analysis report “slices”